Trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam phát triển nhanh chóng nhưng lại diễn ra một cách tự phát, chưa có hệ thống, thiếu sự kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp khởi nghiệp và các bên liên quan trong một hệ sinh thái khởi nghiệp. Vậy lối đi nào cho hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam năm 2018? Xu hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam sẽ như thế nào?
Để hiểu vấn đề này, trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu khái niệm:“Hệ sinh thái khởi nghiệp”.
Các thành phần chính của Hệ sinh thái khởi nghiệp gồm chủ thể khởi nghiệp, tổ chức khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, hệ thống ngân hàng,…), các cơ quan liên quan (trường đại học, các cơ quan nhà nước, các quỹ đầu tư công,…) và tiến trình khởi nghiệp (tỉ lệ thành lập doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng tốt, số lượng các nhà khởi nghiệp,…).
Với đề án này, giai đoạn 2017 – 2020 sẽ được xem là thời kỳ vàng cho khởi nghiệp với sự ra đời của hàng loạt công ty khởi nghiệp. Số lượng các dịch vụ và hoạt động của hệ sinh thái, các sự kiện khởi nghiệp, các vườn ươm danh nghiệp, chương trình tăng tốc và không gian làm việc chung đã tăng lên đáng kể, góp phần vào sự tăng trưởng chung của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn để hình thành các doanh nghiệp công nghệ cao. Trong thời điểm hiện tại, chúng ta đang thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dựa trên các hoạt động sáng tạo trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: du lịch (công nghệ du lịch), nông nghiệp (nông nghiệp công nghệ cao), dịch vụ tài chính (công nghệ tài chính), phát triển đô thị (xây dựng thành phố thông minh).
Phát triển nhanh chưa là điều kiện đủ để Việt Nam xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững. Các hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam cần phát triển một cách có hệ thống, kết nối chặt chẽ với nhau. Những khó khăn về mặt thông tin và kết nối ở quá khứ đang kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam. Chúng ta cần xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp vững mạnh - nơi mọi đối tượng (nhà đầu tư, huấn luyện viên khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm, các tổ chức ươm tạo, thúc đẩy kinh doanh) có thể kết nối với nhau để cùng nhau hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Về sứ mạng, đến năm 2020, ITP phải hoàn thành nhiệm vụ xây dựng môi trường công nghiệp trong lòng đại học trong lĩnh vực CNTT-TT; phát triển thành một trung tâm công nghệ mạnh, có tầm ảnh hưởng khu vực trong lĩnh vực CNTT-TT; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ phát triển công nghiệp CNTT-TT.
Về tầm nhìn, đến năm 2020, ITP xây dựng thành công hệ sinh thái khởi nghiệp, trở thành trung tâm của khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực CNTT – TT của Việt Nam.
Địa chỉ: Khu phố 6, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 028.372.444.04
Email: startup.itp@vnu-itp.edu.vn
Để hiểu vấn đề này, trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu khái niệm:“Hệ sinh thái khởi nghiệp”.
1. Hệ sinh thái khởi nghiệp là gì?
“Hệ sinh thái khởi nghiệp” là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta vẫn chưa có một khái niệm nhất quán và chính thức về thuật ngữ này. Hiểu nôm na, “Hệ sinh thái khởi nghiệp” là cách thức một quốc gia hay một thành phố thiết lập để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại địa phương. Nó đề cập đến một khu vực địa lý cụ thể hoặc “điểm nóng” (ví dụ như Thung lũng Silicon) với sự tập trung đông đảo của các công ty và doanh nghiệp khởi nghiệp.![]() |
Hệ sinh thái khởi nghiệp |
2. Xu hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam năm 2018
Tại Việt Nam, năm 2016 đã được xác định là Năm quốc gia khởi nghiệp. Cùng năm, Chính phủ công bố đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” với mục tiêu đặt ra là tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh.Với đề án này, giai đoạn 2017 – 2020 sẽ được xem là thời kỳ vàng cho khởi nghiệp với sự ra đời của hàng loạt công ty khởi nghiệp. Số lượng các dịch vụ và hoạt động của hệ sinh thái, các sự kiện khởi nghiệp, các vườn ươm danh nghiệp, chương trình tăng tốc và không gian làm việc chung đã tăng lên đáng kể, góp phần vào sự tăng trưởng chung của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn để hình thành các doanh nghiệp công nghệ cao. Trong thời điểm hiện tại, chúng ta đang thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dựa trên các hoạt động sáng tạo trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: du lịch (công nghệ du lịch), nông nghiệp (nông nghiệp công nghệ cao), dịch vụ tài chính (công nghệ tài chính), phát triển đô thị (xây dựng thành phố thông minh).
Phát triển nhanh chưa là điều kiện đủ để Việt Nam xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững. Các hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam cần phát triển một cách có hệ thống, kết nối chặt chẽ với nhau. Những khó khăn về mặt thông tin và kết nối ở quá khứ đang kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam. Chúng ta cần xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp vững mạnh - nơi mọi đối tượng (nhà đầu tư, huấn luyện viên khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm, các tổ chức ươm tạo, thúc đẩy kinh doanh) có thể kết nối với nhau để cùng nhau hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp một cách hiệu quả và nhanh chóng.
3. Hệ sinh thái khởi nghiệp ITP
Nhằm khắc phục những khó khăn về kết nối giữa doanh nghiệp khởi nghiệp và nhà đầu tư, năm 2013, ITP (tên viết tắt của Khu Công nghệ Phần mềm ĐHQG-HCM) đã công bố định hướng phát triển của mình là xây dựng mô hình hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững, hướng đến xây dựng ITP thành trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT).Về sứ mạng, đến năm 2020, ITP phải hoàn thành nhiệm vụ xây dựng môi trường công nghiệp trong lòng đại học trong lĩnh vực CNTT-TT; phát triển thành một trung tâm công nghệ mạnh, có tầm ảnh hưởng khu vực trong lĩnh vực CNTT-TT; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ phát triển công nghiệp CNTT-TT.
Về tầm nhìn, đến năm 2020, ITP xây dựng thành công hệ sinh thái khởi nghiệp, trở thành trung tâm của khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực CNTT – TT của Việt Nam.
Thông tin liên hệ hợp tác
KHU CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINHĐịa chỉ: Khu phố 6, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 028.372.444.04
Email: startup.itp@vnu-itp.edu.vn